-10%

Tâm Thức, Bản Ngã Xà Xã hội – Từ Lập Trường Của Một Nhà Hành Vi Học Xã Hội

Giá gốc là: 155.000 ₫.Giá hiện tại là: 139.500 ₫.

George Herbert Mead là nhà tâm lí học xã hội. Các quan điểm của ông được phát triển từ năm 1900 tại Đại học Chicago trong khóa giảng rất nổi tiếng và có nhiều ảnh hưởng: “Tâm lí học xã hội”. Hằng năm, các sinh viên quan tâm đến tâm lí học, xã hội học, ngôn ngữ học, giáo dục học và triết học đều tham dự, và khóa học diễn ra thường xuyên trong nhiều năm; đã có rất nhiều tác phẩm chứng minh tầm ảnh hưởng những ý tưởng của Mead đối với các sinh viên của ông. Cuốn sách này sẽ chứa đựng nhiều điều giá trị cho những ai có cùng mối quan tâm như vậy.

Chia sẻ:

Mô tả sản phẩm

“Không có một đường phân tuyến quá rõ nét nào giữa tâm lí học xã hội và tâm lí học cá nhân. Nhất là tâm lí học xã hội quan tâm đến hệ quả tác động của nhóm xã hội trong việc xác định kinh nghiệm và sự hành xử của cá nhân thành viên. Nếu ta bỏ qua quan niệm về một linh hồn bản thể được phú bẩm cùng với bản ngã của cá nhân ngay từ khi ra đời, ta ắt có thể nhìn sự phát triển của bản ngã và sự tự ý thức của cá nhân ấy như là vấn đề đặc biệt của nhà tâm lí học xã hội”.
 
Một cuốn sách đầy tính gợi mở, sâu sắc, mang tính đàm thoại – là hình thức phù hợp nhất cho các tư tưởng của George Herbert Mead.

Với nhiều thính giả của ông, lập trường của Mead – vừa mang tính nhân văn chủ nghĩa lại vừa hàn lâm – như một điểm định hướng và có giá trị cho toàn bộ đời sống tinh thần của họ. Khóa giảng về tâm lí học xã hội mang đến nền tảng cho tư tưởng của Mead.

Mặc dù đã xuất bản nhiều trước tác trong lĩnh vực tâm lí học xã hội (xem thư mục cuối sách), nhưng Giáo sư Mead chưa bao giờ hệ thống lại lập trường và những kết quả của mình trong một hình thức dài hơn. Cuốn sách này nhằm mục đích thực hiện việc đó, một phần bằng cách sắp xếp tư liệu và phần nào thông qua các quy chiếu những điểm phù hợp đến những công trình đã được công bố. Nó cung cấp lối đi tự nhiên vào thế giới tinh thần của George H. Mead.

Công trình này của George Herbert Mead, được Charles W. Morris biên tập, xứng đáng là một “kinh điển” của khoa học xã hội nói chung và tâm lí học nói riêng, bởi sự dồi dào của ý tưởng và sự sâu sắc trong tư duy. Đây có thể là lần đầu tiên một công trình của Mead được giới thiệu với bạn đọc Việt Nam (Lời người dịch).

Mục lục 

Đôi lời của người dịch

Lời tựa

Dẫn nhập
George H. Mead như là nhà tâm lí học xã hội và nhà triết học xã hội

 

Phần I
Quan điểm của thuyết hành vi xã hội

1. Tâm lí học xã hội và thuyết hành vi

2. Ý nghĩa hành vi học của những thái độ

3. Ý nghĩa hành vi học của những cử chỉ

4. Sự hình thành thuyết song hành trong tâm lí học

5. Thuyết song hành và tính nước đôi của “ý thức”

6. Chương trình của thuyết hành vi

 

Phần II
Tâm thức

7. Wundt và khái niệm cử chỉ

8. Sự bắt chước và nguồn gốc của ngôn ngữ

9. Cử động thanh âm và biểu trưng ý nghĩa

10. Tư duy, giao tiếp và biểu trưng ý nghĩa

11. Ý nghĩa

12. Tính phổ quát

13. Bản chất của trí tuệ phản tư

14. Hành vi học, Thuyết Watson, và sự phản tư

15. Thuyết hành vi và tâm lí học song hành luận

16. Tâm thức và biểu trưng

17. Mối quan hệ của tâm thức với phản ứng và môi trường

 

Phần III
Bản ngã

18. Bản ngã và sinh cơ

19. Nền tảng cho sự sinh thành của bản ngã

20. Chơi, trò chơi và cái người khác nói chung

21. Bản ngã và cái chủ thể

22. “Cái Tôi chủ thể” và “cái tôi đối tượng”

23. Các thái độ xã hội và thế giới vật lí

24. Tâm thức như là việc mang quá trình xã hội vào trong cá nhân

25. “Cái Tôi chủ thể” và “cái tôi đối tượng” như là các pha của bản ngã

26. Sự hiện thực hóa bản ngã trong hoàn cảnh xã hội

27. Những đóng góp của “cái tôi đối tượng” và “cái Tôi chủ thể”

28. Tính sáng tạo xã hội của bản ngã khởi hiện

29. Sự tương phản của cá nhân luận và lí thuyết xã hội về bản ngã

 

Phần IV
Xã hội

30. Cơ sở của xã hội loài người: Con người và côn trùng

31. Cơ sở của xã hội con người: Con người và động vật có xương sống

32. Sinh cơ, cộng đồng và môi trường

33. Những nền tảng và chức năng xã hội của tư duy và sự giao tiếp

34. Cộng đồng và định chế

35. Sự hòa trộn “cái Tôi chủ thể” và “cái tôi đối tượng” trong các hoạt động xã hội

36. Dân chủ và tính phổ quát trong xã hội

37. Đánh giá xa hơn về thái độ tôn giáo và kinh tế

38. Bản chất của sự cảm thông

39. Xung đột và hợp nhất

40. Các chức năng của tính cá nhân và lí tính trong tổ chức xã hội

41. Những trở lực và hứa hẹn trong sự phát triển của xã hội lí tưởng

42. Tóm tắt và kết luận

Những tiểu luận bổ sung

I. Chức năng của hình tượng trong sự hành xử

II. Cá nhân sinh học

III. Bản ngã và quá trình phản tư

IV. Các tản văn về Đạo đức học

 

Tiểu sử của George Herbert Mead

Thư mục trước tác của George H. Mead

Bảng thuật ngữ và tên người

—————————-
PHÒNG SÁCH TÂM LÝ HỌC 
https://tamlyhoc.nhanhmedia.digital
Hotline/Zalo 0365 797 485

Đánh giá

There are no reviews yet

Add a review
You must be logged in to post a review Log In

Nhận tư vấn miễn phí