Jacques Lacan (Nhà Phân tâm học nổi tiếng người Pháp)

252.000 

Jacques Lacan (1901 – 1981) là nhà Phân tâm học nổi tiếng người Pháp. Năm 1936 ông đóng góp công trình “Giai đoạn Gương” cho lĩnh vực Phân tâm học, trong hơn 40 năm lao động Phân tâm sau đó, ông đã để lại hơn 26 Seminar giảng trực tiếp, 2 tổng tập bài viết dày (Écrits và Autres Écrits), khởi vận công cuộc “Quay trở lại Freud” từ đầu những năm 1950, và đến Seminar cuối đời tại Caracas Venezuela, ông vẫn nói rằng: nếu muốn các bạn có thể nhận mình là những Lacanian, phần tôi tôi vẫn là một Freudian.

 

Chia sẻ:

Mô tả sản phẩm

Người ta cứ bảo rằng thời bây giờ Marx đã không còn phù hợp nữa – Freud cũng hết thời rồi, nhưng Zizek – sau khi đưa ra những luận chứng cơ bản – lại nhận thấy rằng: đây mới là thời mà cuộc sống của chúng ta cần tới tư tưởng của Marx và Freud nhất. Đó là ý Zizek mở đầu “How to read Lacan” của ông. Và nếu trong Seminar V Lacan liên tục nhắc tới Marx và cho rằng chính Marx mới là người “nhìn” ra những diễn biến và hiện tượng “Giai đoạn Gương/Mirror Stage” – thì trong công trình “debut” của mình – “The Sublime Object of Ideology”, Zizek liên tục cho người đọc thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa tư tưởng của Marx – Freud và Lacan có liên quan mật thiết với nhau như thế nào, để chúng ta có thể mượn dùng làm lăng kính nhận thức rất sâu và kĩ những sự vụ nhân sinh mà chúng ta đang phải đối diện ở TK 21 này. Đọc Lacan qua Zizek là một “jouissance” lớn, khi qua những bộ phim thú vị như “They Live”, “City Lights” hay phim của Hitchcok, qua Kinh tế chính trị, qua đại dịch Covid, qua áo vàng Pháp, dù vàng Hồng Kông, Tư bản Mỹ, các hiện tượng văn hóa – chính trị – truyền thông – xã hội… Zizek cho ta hiểu về tư tưởng của Lacan trong những lát cắt rất sống động. Và ngoài Zizek thì những nhà Phân tâm lớn sau Lacan – những Lacanian khác, giúp chúng ta hiểu gì về tư tưởng của ông? Đó là một số thứ mà cuốn dẫn nhập này của Homer cho chúng ta biết.

Phân tâm học vẫn còn chưa tiến gần tới chỗ khám phá ra giới hạn của nó. Vẫn còn bao thứ để khám phá trong thực hành và trong nhận thức… Làm sao ta có thể nói Freud đã lạc hậu khi mà ta vẫn còn chưa đủ sức để hiểu hết ông?” (Lancan)
 
Và, mặc dù Lacan luôn nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại rằng, mục đích giảng dạy của ông là hướng tới đào tạo trui rèn cho các nhà Phân tâm, chứ không hướng tới những đối tượng ngoài ngành, nhưng ngày càng có nhiều người ở ngoài ngành tìm học Lacan; điều đó có nghĩa rằng, những người ngoài ngành có thể tìm học, nhưng luôn luôn nên nhớ điều Lacan nhấn mạnh và lặp đi lặp lại, để ý thức về việc tại sao ông lại luôn nhắc như thế: những gì ông dạy và viết là hướng tới dành cho các nhà Phân tâm.
 
Khi học Phân tâm Freud-Lacan, chúng ta cũng nên lưu ý rằng, tối kị việc sớm thỏa mãn và qui gán/nói thay cho Freud/Lacan bằng những suy diễn của bản thân hoặc nhái theo những ý sai lạc nào đó, mà những ý phổ biến nhất ta thường gặp là: Freud nói rằng mô hình cấu trúc tâm trí gồm có ba phần, mô hình R-S-I của Lacan chính là cấu trúc tâm trí… Đây là những qui gán bừa bãi, sai lạc và vô căn cử. Điều đáng lo là chính những người làm công tác giảng dạy và đào tạo tâm lý học ở Việt Nam lại dạy sai lạc như vậy, rất có hại cho người học, vì khiến người học bị phơi nhiễm những thứ xuyên tạc, sai lạc, gây cản trở khó khăn cho những chặng học về sau/ vào sâu chuyên môn hơn; và sự tai hại này càng trầm trọng hơn đối với những người ngoài ngành (ngoài lĩnh vực tâm lý học, Phân tâm học), bởi họ sẽ càng hiểu lầm nặng nề hơn về Phân tâm học.
 
Sau một buổi giảng của Lacan, Didier Anzieu – khi đó vẫn còn là học trò và analysand của Lacan, đã hỏi Lacan rằng, liệu cấu trúc nút Borromean có thể được xem như mô hình cấu trúc tâm trí được không, Lacan đã nói rõ rằng không thể nói như vậy được, vì mô hình đó (và cả những mô hình khác của Freud hay của Lacan) đều chỉ là những sơ đồ dự phóng và cố gắng mô tả những góc chiếu và trạng thái vận hành khác nhau của tâm trí thôi, không thể qui gán và chốt lại rằng đó chính là mô hình tâm trí. Cách học kiểu tóm tắt, chộp giật những ý ngắn gọn, bám theo những gạch đầu dòng hoặc những kết luận dễ hiểu kiểu giáo trình như vậy là cách học rất nguy hại, dễ dẫn người học tới chỗ hiểu lầm/xuyên tạc và phê bình lung tung vô căn cứ, vô dụng.
 
Trong thực tế, cả người trong ngành lẫn ngoài ngành, từ trước đến nay vẫn rất tự nhiên mượn sơ đồ về cấu trúc tâm trí kiểu tảng băng trôi – vốn là sự xuyên tạc/qui giản tầm thường hóa của dòng Hoa Kì về Phân tâm học – để giảng cho người học; có người thì vẫn giảng cái nó/id hay le ca là thử đồng nhất với bản năng, với tình dục theo nghĩa đen, mà không hề hiểu rằng Freud và các nhà Phân tâm chưa bao giờ dạy như vậy. Việc giảng rằng cứ mơ thấy con rắn, cá mập, que gây… thì đó là biểu lộ của dương vật, của ham muốn tình dục, cũng là một dạng xuyên tạc Phân tâm học mà ta thường bắt gặp
 
Lời người dịch, trong “Jacques Lancan”
 
MỤC LỤC

LỜI NGƯỜI DỊCH 5
LỜI NÓI ĐẦU CỦA TỔNG BIÊN TẬP NXB ROUTLEDGE 85
LỜI CẢM ƠN 91
TẠI SAO LACAN? 93

MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CHÍNH 111
1. Phổ Huyễn ảnh (Imaginary) 113
2. Phổ biểu trưng (Symbolic) 133
3. Phức cảm Oedipus và ý nghĩa của Phallus 155
4. Chủ thể của vô thức 173
5. Phổ Thực (Real) 193
6. Sự khác biệt tính dục 213

SAU LACAN 233
GỢI Ý ĐỌC THÊM 257
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐƯỢC TRÍCH DẪN 271
LƯU Ý VỀ VIỆC DỊCH HỆ BIỆT NGỮ PHÂN TÂM LACAN 283
Ghi chú 323

Các sách khác về Phân tâm họchttps://tamlyhoc.nhanhmedia.digital/danh-muc-san-pham/sach-moi/phan-tam-hoc/

—————————-
PHÒNG SÁCH TÂM LÝ HỌC
www.psychology.edu.vn
Hotline/Zalo 0365 797 485

Đánh giá

There are no reviews yet

Add a review
You must be logged in to post a review Log In

Nhận tư vấn miễn phí