Vineland Adaptive Behavior Scales, Second Edition (Vineland II) là một công cụ đánh giá hành vi thích ứng toàn diện, được thiết kế để đo lường khả năng thích nghi của trẻ em, đặc biệt là trẻ có rối loạn phát triển. Công cụ này đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện các khó khăn của trẻ trong các lĩnh vực phát triển, từ đó xây dựng các kế hoạch can thiệp hiệu quả và cá nhân hóa.
Tại Viện Tâm lý học Nhân văn, Vineland II được giảng dạy trong chuỗi chương trình tập huấn “Thực hành can thiệp trẻ có rối loạn phát triển”. Nội dung này được thầy Đào Nguyên Tú, Thạc sĩ Giáo dục đặc biệt, trực tiếp hướng dẫn. Với kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng, thầy Tú đã giúp học viên không chỉ hiểu rõ lý thuyết mà còn áp dụng hiệu quả công cụ này vào thực tế.
Vineland II tập trung đánh giá hành vi thích ứng của trẻ qua bốn lĩnh vực chính:
- Giao tiếp (Communication): Bao gồm khả năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt và hiểu, cũng như khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Kỹ năng sống hàng ngày (Daily Living Skills): Đo lường khả năng thực hiện các hoạt động tự chăm sóc bản thân, quản lý nhà cửa, và ứng xử trong môi trường xã hội.
- Kỹ năng xã hội (Socialization): Đánh giá khả năng tương tác, chơi đùa, và thiết lập mối quan hệ.
- Vận động (Motor Skills): Tập trung vào kỹ năng vận động thô (chạy, nhảy) và vận động tinh (sử dụng bàn tay).
Ngoài ra, công cụ này còn tích hợp một số nội dung bổ sung để đánh giá hành vi không thích ứng, nhằm nhận diện các vấn đề hành vi cần được can thiệp.
Vineland II được sử dụng rộng rãi bởi các chuyên gia tâm lý, giáo dục đặc biệt, và y tế. Nhằm đánh giá toàn diện, giúp nhận diện mức độ thích ứng của trẻ so với độ tuổi phát triển, cung cấp thông tin chi tiết để thiết kế các chương trình giáo dục và trị liệu phù hợp với nhu cầu cá nhân, từ đó giúp xây dựng kế hoạch can thiệp. Không chỉ vậy, Vineland II được sử dụng trong cả đánh giá sự cải thiện của trẻ sau các can thiệp hoặc hỗ trợ.
Chuyên đề “Ứng dụng Vineland II trong đánh giá và can thiệp trẻ có rối loạn phát triển” do thầy Đào Nguyên Tú giảng dạy mang lại nhiều giá trị cho các nhà chuyên môn: Học viên được tìm hiểu cách sử dụng Vineland II, từ việc phỏng vấn, ghi nhận thông tin đến phân tích và lập báo cáo. Thông qua các tình huống thực tế, học viên được hướng dẫn cách áp dụng Vineland II vào đánh giá trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, và các rối loạn phát triển khác. Những kiến thức và kỹ năng từ chuyên đề giúp học viên tự tin áp dụng Vineland II vào công việc đánh giá và xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho trẻ.
Vineland II là một công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực đánh giá và can thiệp trẻ có rối loạn phát triển. Việc Viện Tâm lý học Nhân văn đưa công cụ này vào chương trình tập huấn, khẳng định vai trò của một Viện chuyên ngành trong việc nâng cao năng lực chuyên môn và hỗ trợ cộng đồng. Chuyên đề không chỉ cung cấp kiến thức chuyên sâu mà còn mở ra cơ hội ứng dụng thực tiễn, góp phần cải thiện chất lượng can thiệp và phát triển toàn diện cho trẻ em.
- Thông tin về chương trình tập huấn: https://tamlyhoc.nhanhmedia.digital/khoa-hoc-thuc-hanh-can-thiep-cho-tre-co-roi-loan-phat-trien/
———————
VIỆN TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
Websit: https://tamlyhoc.nhanhmedia.digital/
Facebook: https://www.facebook.com/vientamlyhocnhanvan
Youtube: https://www.youtube.com/@vientamlyhocnhanvan
Email: vientamlyhocnhanvan@gmail.com
Hotline/zalo: 0365 797 485