-15%

Tiến Trình Thành Nhân

Giá gốc là: 155.000 ₫.Giá hiện tại là: 131.750 ₫.

Quyển “On Becoming a Person” gồm 21 chương. Chúng tôi đã chọn 14 chương để cho ra mắt độc giả trong ấn phẩm đầu này. Bảy chương còn lại, đào sâu những vấn đề triết học và nghiên cứu, chúng tôi hy vọng sẽ có dịp bổ sung cho những độc giả có yêu cầu muốn biết trọn nguyên bản”.

“Tôi không muốn đề cập tới vấn đề trên bình diện trừu tượng hoặc lí thuyết. Điều tôi muốn làm là trình bày ít nhiều thay đổi mà thân chủ của chúng tôi đã trải qua trong tương giao với gia đình, khi họ nỗ lực tiến tới một cuộc sống thoải mái hơn, qua những cuộc gặp gỡ với nhà trị liệu. Tôi sẽ trích dẫn nhiều câu khẳng định nguyên văn của những người đó, để bạn có thể thấy hương vị những trải nghiệm của họ, và tự rút lấy cho mình những kết luận riêng”.

Chia sẻ:

Mô tả sản phẩm

“Tôi hân hạnh được giới thiệu quyển Tiến Trình Thành Nhân, bản dịch từ “On becoming a Person”, một cuốn sách rất nổi tiếng của nhà tâm lý Hoa Kỳ, Carl Rogers. Carl Rogers sinh năm 1902 tại Oak Park, một vùng ngoại ô của Chicago. Ông bước vào ngành hướng dẫn trẻ em và trị liệu năm 1928. Sau khi đỗ bằng Tiến sĩ tâm lý, ông phụ trách Phân khoa Nghiên cứu Tâm lý trẻ em tại Đại học Rochster. Từ năm 1940 trở đi, Roger được mời dạy tại các Đại học Ohio (1940-1945), Chicago (1945-1947) và Wisconsin (1957-1963).

Những nét chính trong phương pháp trị liệu của ông thành hình trong mười năm kinh nghiệm với trẻ em và người lớn, được trình bày trong cuốn “Counseling and Psychotherapy” (Hướng dẫn và Tâm lý trị liệu) 1942. Sau đó một thời gian, ông hệ thống hóa tư tưởng của mình và đặt tên cho đường hướng trị liệu mới mà ông đã vạch ra trong cuốn “Client – Centered Therapy” (Thân chủ Trọng tâm Trị liệu) xuất bản năm 1951.

Mười năm sau, với quyển “On Becoming a Person” (Tiến Trình Thành Nhân) 1961, Rogers cho in những bài diễn thuyết tiêu biểu nhất cho suy nghĩ của ông trước những vấn đề khoa học, triết học, tâm lý, giáo dục, xã hội, được đặt ra cho một nhà tâm lý học và trị liệu trong hơn ba mươi năm (1928-1961). Mặc dù sau này Rogers có viết thêm rất nhiều, nhưng cuốn “On Becoming a Person” đã có một ảnh hưởng rất lớn khắp thế giới và được coi như sách giáo khoa trong ngành Tâm lý trị liệu.

Từ năm 1964 cho đến khi ông qua đời (1987), Rogers sống tại La Jolla, California, nơi ông đã sáng lập “Trung tâm nghiên cứu con người” (Center for Study of the Person). Trung tâm này gồm có 40 chuyên viên tâm lý, xã hội, giáo dục. Họ gặp nhau thường xuyên để trao đổi kinh nghiệm và thực hiện nhiều chương trình chung, hướng về mục tiêu nhân bản. Cùng lúc, Rogers tiếp tục giảng dạy, trị liệu, hội họp, điều hành những “nhóm gặp gỡ căn bản” (basic encounter group), vẽ tranh, chụp ảnh, làm vườn và viết sách báo. Ngoài những bài đăng trên báo chí, ông đã xuất bản: “Person to Person” ( Người với Người) 1967; “Freedom to Learn” (Tự do học hỏi) 1969; “Carl Rogers on Encounter Group” (Carl Rogers nói về Nhóm gặp gỡ) 1970; “Becoming Partners: Marriage and Its Alternatives” 1972 ( Trở thành đồng nhiệm: Hôn nhân và những lựa chọn khác); “Carl Rogers on Personal Power” (Carl Rogers nói về Quyền lực con người) 1977; “A way of Being” (Một nếp sống) 1980.

Những năm sau này, Rogers được mời đi hướng dẫn những nhóm gặp gỡ căn bản ở Nam Mỹ, Âu châu, Nga và Phi châu. Ông đang dự định đi Nam Phi hè năm 1987, thì qua đời vào tháng 2 năm đó.

Lúc đương thời, ông nhận được nhiều bằng chứng cho thấy rằng công trình của ông hơn 50 năm qua trong ngành Tâm lý trị liệu đã giải thoát nhiều cuộc đời khỏi bóng tối dày đặc tâm bệnh.

Đồng thời, những khám phá của ông về Tâm lý xã hội, Năng động nhóm, Tương quan giữa con người, đã khơi dậy những thái độ mới trong cách sống và liên hệ với tha nhân. Trong lĩnh vực đó, ảnh hưởng của ông cũng sâu đậm và rộng lớn. Phương hướng Tâm lý trị liệu của Rogers rất gần gũi với Á Đông: bản chất con người là thiện, với những khuynh hướng tiến đến phát triển tiềm năng và xã hội hóa. Nhưng có những người bị vướng mắc chỗ nào đó và cần được trợ giúp để tìm lại động lực căn bản nơi mình. Phương pháp Rogers đặt trọng tâm nơi thân chủ, tin tưởng sức bật dậy nơi con người, và cung cấp mọi điều kiện để giúp thân chủ đối diện với chính mình hầu giải tỏa sự bế tắc của bản thân.

Quyển “On Becoming a Person” gồm 21 chương. Chúng tôi đã chọn 14 chương để cho ra mắt độc giả trong ấn phẩm đầu này. Bảy chương còn lại, đào sâu những vấn đề triết học và nghiên cứu, chúng tôi hy vọng sẽ có dịp bổ sung cho những độc giả có yêu cầu muốn biết trọn nguyên bản. Trước khi dứt lời, tôi muốn bày tỏ lòng cảm phục đối với một người thầy vô cùng lỗi lạc và cũng hết sức khiêm tốn. Với ông, mọi người dám là mình, vì ông không có mảy may phòng vệ, ông đón nhận người khác và cuộc sống như nó hiện ra ngay lúc đó, trong một bầu không khí phóng khoáng, lộng gió, tươi mát và hồn nhiên. Vào mùa thu 1986, ông đã sang Matxcơva để đáp lại lời mời của các nhà tâm lý và đây là cảm tưởng của hai người đã đón tiếp ông: “Thế giới có những người thông minh kiệt xuất, còn Rogers là người có phẩm chất nhân cách kiệt xuất. Chúng tôi lần đầu tiên thấy một con người tự do bên trong, thật sự chân thành với bản thân và với mọi người.” (A. Orlov và L. Radzikhoski). Giờ đây xin trân trọng mời bạn đọc tiếp xúc trực tiếp với tác giả và mong rằng bạn cũng sẽ có được sự hứng thú mà chúng tôi cảm thấy, mỗi lần giở những trang chân thật, đơn sơ, thâm trầm và đầy tình người này.

Chg 1: “TÔI LÀ AI?” Sự phát triển tư tưởng nghề nghiệp và triết lý cá nhân của tôi . Sự phát triển tư tưởng nghề nghiệp và triết lý cá nhân của tôi. Cách đây năm năm tôi được mời đến nói chuyện trước một lớp trung cấp tại Đại học Brandeis về đề tài “Tôi là ai”, thay vì nói về khoa tâm lý trị liệu của tôi. Làm sao tôi có những tư tưởng và trở thành con người hiện nay của tôi? Tôi nhận thấy lời mời trên là một cơ duyên rất nhiều ý nghĩa, do đó tôi cố gắng đáp lời yêu cầu đó.

Phần I – Lý thuyết về tâm lý trị liệu và sự trưởng thành con người

Chg 2. Giả thuyết về các việc làm giúp cho con người trưởng thành

Chg 3. Những đặc tính của liên hệ trị liệu Chg 4. Chúng ta biết gì về tâm trị liệu dưới khía cạnh khách quan và chủ quan

Chg 5. Vài chiều hướng rõ rệt trong trị liệu

Chg 6. Thành nhân có nghĩa là gì?

Chg 7. “Sống con người thật của mình”một quan điểm của nhà trị liệu về mục tiêu cá nhân

Chg 8. Quan điềm của một nhà trị liệu về đời sống đẹp: Con người sống tràn đầy

PHẦN II – Ứng dụng vào những lãnh vực khác nhau của đời sống

Chg 9. “Dạy và học” những suy tư riêng

Chg 10. Sự học hỏi thực sự trong trị liệu và trong giáo dục

Chg 11. Những liên quan của thân chủ trọng tâm trị liệu với đời sống gia đình

Chg 12. Đương đầu với những trục trặc trong truyền thông giữa người với người và nhóm với nhóm

Chg 13. Thử phát biểu một định luật khái quát về sự tương giao giữa người với người

Chg 14. Tiến tới một lý thuyết về sáng tạo

—————————

LIỆU PHÁP THÂN CHỦ TRỌNG TÂM VỚI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

 

“Phần lớn các nhà trị liệu và các nhà tư vấn từng làm việc với các cá nhân và những nhóm người mất cân bằng, đều đồng ý rằng kinh nghiệm của họ liên quan mật thiết tới mọi sự giao tiếp giữa người với người.

Đã có sự cố gắng nói lên những mối liên quan này trong một số lĩnh vực – chẳng hạn, trong giáo dục, trong lãnh đạo, trong liên lạc giữa các nhóm, nhưng chúng tôi chưa hề cố gắng làm sáng tỏ ý nghĩa của nó trong đời sống gia đình. Đây là địa hạt mà bây giờ tôi muốn đề cập tới, tôi cố gắng đưa ra một hình ảnh thật rõ ràng về những ý nghĩa mà quan điểm lấy thân chủ làm trung tâm có thể tạo nên trong cộng đồng gần gũi nhất của con người tức là gia đình.

Tôi không muốn đề cập tới vấn đề trên bình diện trừu tượng hoặc lí thuyết. Điều tôi muốn làm là trình bày ít nhiều thay đổi mà thân chủ của chúng tôi đã trải qua trong tương giao với gia đình, khi họ nỗ lực tiến tới một cuộc sống thoải mái hơn, qua những cuộc gặp gỡ với nhà trị liệu. Tôi sẽ trích dẫn nhiều câu khẳng định nguyên văn của những người đó, để bạn có thể thấy hương vị những trải nghiệm của họ, và tự rút lấy cho mình những kết luận riêng.

Mặc dầu một số trải nghiệm của thân chủ chúng tôi xem như đối nghịch với những quan niệm thông thường về một cuộc sống gia đình có tính chất xây dựng, tôi không muốn tranh luận về những khác biệt này. Tôi cũng không quan tâm đến việc dựng một mô hình chung cho cuộc sống gia đình, hoặc đề nghị một cung cách theo đó bạn phải sống trong hoàn cảnh gia đình bạn. Tôi chỉ muốn trình bày trọng điểm của một thứ trải nghiệm mà một vài người thực sự trải qua trong những hoàn cảnh rất thật và thường rất khó khăn. Có lẽ những cuộc đấu tranh với bản thân và nỗ lực để được sống thoải mái của họ sẽ có ý nghĩa đối với bạn.

Vậy thì những thân chủ thay đổi thế nào trong cuộc sống gia đình sau khi trải qua quá trình trị liệu lấy thân chủ làm trọng tâm?”

– Biểu lộ tình cảm nhiều hơn
– Có thể sống những mối liên hệ trên nền tảng cảm xúc chân thực
– Cải thiện trong giao tiếp hai chiều
– Vui lòng chấp nhận người khác được độc lập

“Nếu tôi nhận xét đúng những hướng đi trong kinh nghiệm của thân chủ, thì thân chủ trọng tâm trị liệu xem như có một số tương quan với đời sống gia đình. Cho tôi được tái khảng định những điểm này bằng một hình thái chung hơn.

Có vẻ như một cá nhân thấy hài lòng về lâu dài khi bộc lộ những thái độ, tình cảm mạnh mẽ và bền bỉ trong hoàn cảnh mà chúng bùng lên, trước người mà chúng có liên quan tới, và theo chiều sâu mà chúng tiềm tàng. Điều đó tốt hơn là từ chối không chịu thừa nhận rằng những tình cảm hiện hữu, hay để chúng chồng chất mãi cho tới độ phát nổ, hoặc chút chúng trong một hoàn cảnh khác – không phải hoàn cảnh trong đó nó được bùng dậy.

Có vẻ như một cá nhân khám phá ra rằng mình sẽ thỏa mãn hơn về lâu dài khi sống mối liên hệ gia đình trên căn bản tình cảm thật giữa người với người, thay vì sống mối tương quan trên căn bản là một sự giả bộ. Một phần của sự khám phá này là do kinh nghiệm sau đây. Thông thường người ta lo sợ rằng mối liên hệ sẽ bị phá hủy nếu như tình cảm thật được thừa nhận. Nhưng lỗi lo sợ ấy thường là không có căn cứ, nhất là khi những tình cảm được diễn đạt như là của chính mình, chứ không khẳng định một điều gì về người kia.

Thân chủ của chúng tôi thấy rằng khi họ tự để lộ mình ra một cách tự do hơn, khi mà tính chất bề mặt của liên hệ sánh đôi chặt chẽ hơn với những thái độ biến động nằm bên dưới, thì họ có thể gạt ra một bên một số thủ thế của họ và thực sự lắng nghe người kia. Thường là lần đầu tiên, họ bắt đầu hiểu người khác cảm thấy thế nào, và tại sao họ lại cảm thấy như vậy. Thế là sự hiểu lẫn nhau bắt đầu thấm nhập, tác động hỗ tương giữa người với người.

Sau cùng, chấp nhận để cho người khác là chính họ. Bởi vì tôi càng muốn được là chính tôi, thì tôi sẵn sàng để cho bạn được là chính bạn, với tất cả ý nghĩa của nó. Điều này có nghĩa là gia đình đi theo hướng trở thành một số những người độc nhất và riêng biệt, với những mục tiêu và giá trị riêng tư, nhưng lại được gắn bó với nhau bằng những tình cảm thật – tích cực lẫn tiêu cực hiện hữu giữa họ, và bằng mối khăng khít của sự thấu biết lẫn nhau, hay ít ra là hiểu một phần thế giới riêng tư của nhau.

Bằng những cách này, tôi tin rằng, một cuộc trị liệu với kết quả là một các nhân trở thành chính mình một cách đầy đủ và sâu xa, cũng đem lại thành quả là anh ta được mãn nguyện hơn trong liên hệ gia đình. Tât cả đều cổ vũ một mục đích, đó là giúp đỡ mỗi người – trong tiến trình thành nhân – khám phá và trở thành chính mình”.


“Tiến trình thành nhân” (On Becoming A Person) của Carl Rogers – người góp phần thiết lập trường phái tâm lý học nhân văn vào những năm 1950 – không phải là cuốn sách chuyên khảo dành cho các nhà trị liệu tâm lý.
 
Tập hợp những bài báo ông viết trong suốt một thập kỷ, đây là cuốn sách ông muốn dành tất cả mọi người, thuộc mọi lứa tuổi và ngành nghề khác nhau.
 
Giống như tên gọi của nó, trường phái tâm lý học nhân văn lấy con người làm trung tâm. Ngay trong chương đầu cuốn sách, Rogers đã kể lại trải nghiệm của mình với tư cách là một nhà trị liệu tâm lý. Sau một thời gian dài làm việc và nghiên cứu, ông nhận thấy bản thân mình, cũng như các chuyên gia khác, không có đủ năng lực để giải quyết trọn hảo vấn đề của người khác. Rogers hiểu rằng không thể giúp đỡ những bệnh nhân của mình bằng bất cứ phương pháp nào dựa trên kiến thức, sự tập luyện hoặc những lý thuyết đã được truyền dạy, và gọi đó là sự thất bại của những phương pháp duy lý.
 
Rogers đào sâu những luận điểm của mình và đi đến khẳng định: mọi thay đổi tích cực từ thân chủ chỉ có thể đến qua những mối tương giao hiệu quả. Nhà trị liệu cần chân thực trong sự tương giao, chấp nhận thân chủ của mình như họ là, tạo ra một cảm thông sâu xa giúp nhà trị liệu có thể nhìn thế giới riêng của thân chủ bằng con mắt của thân chủ. Chỉ qua sự “cộng cảm” đó, thân chủ mới có điều kiện thuận lợi để tiến tới sự trưởng thành. Điều này không chỉ hiệu lực trong trị liệu tâm lý, nó còn đúng trong các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, thầy cô và học sinh, nhà quản lý và nhân viên. Những liên hệ thực sự sẽ tạo ra môi trường an toàn và lành mạnh để người ta có thể tiếp xúc với con người thật của mình.
 
“Khi có người đến với tôi, bối rối vì bao khó khăn chồng chất, thì điều tốt nhất là tạo ra một mối tương giao để người ta cảm thấy bình an và tự do. Theo kinh nghiệm của tôi, họ sẽ sử dụng tự do đó để càng lúc càng trở nên là chính mình”.
 
Đối với Rogers, kinh nghiệm cá nhân, trải nghiệm tiếp xúc trực tiếp với thân chủ mới là điều có thẩm quyền cao nhất, là tiêu chuẩn của mọi giá trị. “Có thể nói, Thánh Kinh và các tiên tri, Freud và mọi công trình tìm tòi, mặc khải của Thượng đế hay con người cũng không thể đi trước kinh nghiệm trực tiếp của tôi”.
 
Các ý tưởng của Rogers hiện nay đã trở nên quen thuộc đến nỗi chúng ta khó có thể hình dung chúng đã mang tính cách mạng thế nào khi xuất hiện vào 60 năm trước.
 
Việc tạo ra những mối tương giao ý nghĩa sẽ là trải nghiệm khác biệt với từng cá nhân. Chính vì vậy quá trình của tâm lý trị liệu lấy thân chủ làm trọng tâm sẽ là trải nghiệm độc đáo riêng có. Đó là sự quan tâm đủ đầy đến một người mà không gây trở ngại đến sự phát triển của người ấy. Rogers luôn coi thân chủ của mình như một sinh thể sống động, một “dòng chảy”, một “tiến trình” liên tục mở thay vì là một đối tượng cố định và để phân tích, đóng khung bởi những lý thuyết xơ cứng.
 
Với việc coi thân chủ như một sinh thể đang trong “tiến trình” chuyển hóa chứ không phải “sản phẩm” định hình bởi những thôi thúc sinh học hay những ám ảnh quá khứ, Rogers đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong thế giới tâm lý học vào thời điểm cuốn sách ra đời. Tuy nhiên, độc giả chỉ có thể cảm nhận điều này nếu so sánh với cách tiếp cận được thực hành bởi những người tiền nhiệm của ông, vốn chịu ảnh hưởng bởi lý thuyết của Jung hoặc Freud. Theo quan điểm của hai nhà phân tâm học nổi tiếng, thẳm sâu trong mỗi con người là một uẩn khúc đáng lo ngại, công việc của nhà trị liệu tâm lý là giúp cá nhân loại bỏ những xung lực đen tối này (Freud) hoặc tóm lấy chúng và học cách “kết hợp” chúng theo cách lành mạnh hơn (Jung).
 
Ngược lại với quan điểm thịnh hành thời bấy giờ vốn cho rằng thẳm sâu trong mỗi con người là những bản năng hoang dại đầy tội lỗi, phi lý, đầy những thôi thúc chống đối xã hội, hủy hoại bản thân và tha nhân, suy tưởng của Rogers “lạc quan” đến mức bị coi là khó chấp nhận ở thời điểm đó. Ông quan niệm nền tảng của “bản tính loài vật” là tích cực, cái cốt tủy thâm sâu nhất của nhân cách con người không xấu xa và lầm lạc như những gì các lý thuyết gia trên mô tả. Bằng kinh nghiệm thực tế của mình, ông nghiệm ra rằng, bên dưới lớp hành vi bề ngoài bị kiểm soát, bên dưới những niềm cay đắng và tổn thương là một bản ngã tích cực, không thù ghét và có tính xã hội. Nhờ trị liệu và những giao tiếp ý nghĩa, người ta mới có thể nhìn thẳng vào những góc cạnh ẩn khuất của mình, trở thành một thực thể với tiềm năng trọn vẹn và nhận thức phong phú.
 
Rogers nhận ra một “mẫu số chung” quan trọng trong tất cả các câu chuyện mà ông được nghe và biết từ các thân chủ: dường như tất cả mọi người đều không được sống là chính mình. Tất cả dường như đều tự nhốt mình trong giới hạn của một tồn tại xa lạ với bản thân. Đích đến của trị liệu tâm lý chính là tạo một bầu không khí lành mạnh và an toàn để các thân chủ đối mặt với “bản lai diện mục” của mình, từ đó sẽ tự giải quyết được vấn đề của chính họ.
 
“Nằm bên dưới bề mặt của những hiện tượng khiến thân chủ bực bội vẫn che giấu một mối khắc khoải chung. Dường như tôi nghe thấy từ đáy lòng mỗi người một câu hỏi duy nhất cất lên: “Tôi đích thực là ai? Làm sao để tôi trở thành chính tôi?”
 
(Từ: Nancy Nguyễn)
 
————————-

 

Đánh giá

There are no reviews yet

Add a review
You must be logged in to post a review Log In

Nhận tư vấn miễn phí