-20%

Tâm Lý Học Nói Gì Về Nỗi Đau?

Giá gốc là: 86.000 ₫.Giá hiện tại là: 68.800 ₫.

Richard Gross là một nhà tâm lý học với kinh nghiệm hơn 30 năm, làm việc tại Cruse Bereavement Care – một tổ chức hàng đầu Vương quốc Anh trong công tác hỗ trợ thân nhân của người đã khuất.

Richard Gross viết nhiều cuốn sách trong lĩnh vực tâm lý học, trong đó “Tâm Lý Học Nói Gì Về Nỗi Đau?” – là một cuốn sách nhân văn phân tích những phản ứng đa dạng của chúng ta khi mất đi một người thân yêu, cũng như đi sâu tìm hiểu cách các nhà tâm lý học giải thích về trải nghiệm này. Cuốn sách cũng khảo nghiệm các tập quán văn hóa – xã hội vốn đang định khung hoặc hạn chế hiểu biết về quá trình đau buồn, từ bộ môn phân tâm học tiên phong của Sigmund Freud cho tới quan niệm đã bị phủ nhận về các “giai đoạn” của nỗi đau.

Chia sẻ:

Mô tả sản phẩm

Chúng ta trải qua cảm xúc gì khi tiếc thương một người thân đã mất? Có cách nào “đúng” để đối mặt với nỗi đau không? Nỗi đau ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân thế nào? Và “Tâm lý học nói gì về nỗi đau?” sẽ giúp bạn hiểu thêm về cảm xúc đau buồn đi cùng trải nghiệm ấy, của cả bản thân lẫn những người khác.
LÝ THUYẾT NỖI ĐAU CỦA FREUD: TIẾC THƯƠNG NHƯ LÀ XA CÁCH
Như đã nói trong Chương 1, Freud là một trong những người đầu tiên chính thức nói về bản chất của nỗi đau và chức năng của nó trong đau buồn và u uất. Với từ “u uất”, Freud có ý chỉ khái niệm “sự trầm cảm lâm sàng” theo ngôn ngữ hiện đại, một hình thức tiếc thương (hoặc đau buồn) sai lệch, phức tạp và không lành mạnh. Đối với Freud, sự tiếc thương đại diện cho công sức bỏ ra để buông bỏ hoặc đạt được sự xa cách với (hoặc sự giải phóng khỏi) đối tượng đã mất; điều này phản ánh cả ước vọng được nắm lấy đối tượng đã mất và sự nhận thức dần dần rằng đối tượng không còn ở đây nữa. Quy trình này rất phức tạp và có thể tiêu tốn nhiều thời gian và công sức…
QUY TRÌNH NỖI ĐAU
Giống với quan niệm về các giai đoạn của nỗi đau, quan niệm rằng một người phải trải qua quy trình nỗi đau khá phổ biến cả trong thực tế lẫn trong văn bản nghiên cứu khoa học về việc mất người thân. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu hiện đạiđã đặt ra câu hỏi về giá trị kiến thức trong quan niệm phổ biến này.
Khái niệm “quy trình nỗi đau” có ý chỉ quy trình nhận thức của việc đối mặt với hiện thực của mất mát do cái chết gây ra, của việc nhớ đi nhớ lại những sự việc đã xảy ra trước khi và trong lúc người thân qua đời, của việc tập trung vào những ký ức và cố gắng chia tách bản thân với người đã mất (tái định vị bản thân). Người chịu tang cần nhận thức về thực tế của mất mát càng nhiều càng tốt, áp chế thực tế này là điều mang tính bệnh lý. Theo giả thuyết quy trình nỗi đau (grief work hypothesis GWH), người ta phải đối mặt với trải nghiệm mất người thân để có thể chấp nhận được mất mát và tránh những hệ lụy sức khỏe có hại.
QUY TRÌNH NỖI ĐAU VÀ NỖI ĐAU CẤP TÍNH
Bowlby đã kết hợp khái niệm quy trình nỗi đau vào cùng với lời giải thích của ông về quá trình tiếc thương, cũng như Lindemann trong lý thuyết của ông về nỗi đau cấp tính. Đặc trưng điển hình của nỗi đau cấp tính bao gồm đau đớn cơ thể, sự bận tâm quá mức với hình ảnh người đã khuất, tội lỗi, sự hung hăng, và sự thay đổi trong quy luật hành vi thông thường. Nhiều người vừa mất người thân cũng tiếp nhận những đặc điểm của người đã khuất, thể hiện chúng thông qua hành vi của riêng họ. Quy trình nỗi đau liên quan đến những nỗ lực nhằm giải phóng bản thân khỏi ràng buộc với người đã mất, điều chỉnh lại bản thân cho phù hợp một môi trường sống thiếu đi người đã mất, và kiến tạo những mối quan hệ mới.
Không nên cố gắng tránh cảm giác đau khổ quá độ gắn với trải nghiệm nỗi đau, bởi làm vậy sẽ chỉ ức chế và làm phức tạp quy trình nỗi đau. Mặt khác, trì hoãn hoặc bóp méo phản ứng đau buồn sẽ chỉ dẫn tới những dạng thức nỗi đau không lành mạnh. Sự gắng sức trải qua nỗi đau đóng vai trò quan trọng cho mục đích áp dụng mô hình vận động nội tại của người đã mất và bản thân đối tượng. Mặc dù điều này dẫn tới “xa cách” hoặc “tái tổ chức”, hoặc sự tan vỡ mối liên kết cảm xúc, nhưng cùng lúc đó nó cũng củng cố sự tiếp diễn của mối liên kết (sự tái định vị người đã mất để có thể dần dần điều chỉnh khi thiếu đi sự hiện diện của họ).
MỘT ĐÁNH GIÁ VỀ GWH
Không có gì bất ngờ với việc quan niệm về quy trình nỗi đau có tầm ảnh hưởng đến thế đối với cả lĩnh vực lý thuyết và lĩnh vực áp dụng, thậm chí tới mức mà nó đã trở thành “bản mẫu” để ứng phó với nỗi đau. Như ta đã thấy khi Shakespeare được trích dẫn trong Chương 2, có vẻ theo trực giác thì đúng là chúng ta phải “nói lời đau buồn”. Biểu đạt nỗi đau (ở bất kỳ hình thức nào, nhưng đặc biệt là qua từ ngữ) đều vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, có bốn thiếu sót chủ yếu được gắn với giả thuyết quy trình nỗi đau. Khái niệm này không được định nghĩa rõ ràng (ví dụ, sự trùng hợp giữa trạng thái tư lự tiêu cực và những khía cạnh tích cực hơn của việc “trải qua nỗi đau”). Điều này khiến ta rất khó đo lường một số khía cạnh của quy trình nỗi đau (ví dụ như sự khắc khoải và khao khát đến héo mòn). Ngoài ra, cũng không có đủ bằng chúng nhằm ủng hộ khái niệm quy trình nỗi đau: không chỉ là chuyện chẳng có dữ kiện chứng minh việc đối mặt với nỗi đau sẽ dẫn tới sự thích nghi, mà thậm chí là có bằng chứng cho thấy việc gắng gượng đi qua nỗi đau sẽ có hại cho quá trình thích nghi. Cuối cùng, vẫn chưa chắc chắn rằng quy trình nỗi đau có phải một đặc trưng phổ quát của nỗi đau con người hay không (xem Chương 4).
Ngoài ra, mặc dù quy trình nỗi đau là một quan niệm cốt yêu đằng sau sự phát triển các mô hình giai đoạn (xem Chương 2), tự thân quá trình theo như các mô hình miêu tả lại có vẻ khá thụ động: cá nhân dường như phải “gồng mình trải qua” các giai đoạn; quan điểm này bỏ qua sự nỗ lực chủ động cũng đóng vai trò lớn trong đau buồn. Các mô hình ấy cũng không cho phép sự ngơi nghỉ: nỗi đau là điều nặng nề và bòn rút sức lực, và một “giai đoạn nghỉ” có thể giúp phục hồi sức khỏe. Bằng cách tập trung hoàn toàn vào mất mát sơ cấp (nghĩa là người đã mất), giả thuyết quy trình nỗi đau bỏ qua nhiều mất mát thứ cấp, mà tổng hòa của chúng (dù đơn lẻ thì không) sẽ có thể khiến cá nhân phải điều chỉnh tương đương với tác động của mất mát sơ cấp (nếu không muốn nói là nhiều hơn).
Trong: “Tâm lý học nói gì về nỗi đau?”
Công ty phát hành Read Books
Ngày xuất bản 2021-05-15 00:00:00
Kích thước 14 x 20.5 cm
Dịch Giả  Sóc Cốm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 192
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Thế Giới

—————————-
PHÒNG SÁCH TÂM LÝ HỌC
https://tamlyhoc.nhanhmedia.digital/
Hotline/Zalo 0365 797 485

Đánh giá

There are no reviews yet

Add a review
You must be logged in to post a review Log In

Nhận tư vấn miễn phí