-15%

Sự Hình Thành Biểu Tượng Ở Trẻ Em

Giá gốc là: 225.000 ₫.Giá hiện tại là: 191.250 ₫.

Jean Piaget (9/8/1896-16/9/1980): triết gia, nhà tâm lí học người Thụy Sĩ sử dụng tiếng Pháp, nổi tiếng thế giới qua sự nghiệp nghiên cứu quá trình nhận thức của trẻ em. Lí thuyết về phát triển nhận thức và quan điểm tri thức học của ông được gọi chung là “tri thức học sinh-triển” (genetic epistemology). Ông hết sức coi trọng việc giáo dục trẻ em. Là Giám đốc Văn phòng Giáo dục Quốc tế, năm 1934 Piaget đã tuyên bố: “Chỉ có giáo dục có khả năng cứu các xã hội của chúng ta khỏi sự sụp đổ có thể xảy ra, sụp đổ dữ dội hay từng bước”. Ông lập ra Trung tâm Tri thức học Di truyền tại Genève vào năm 1955, và lãnh đạo Trung tâm cho đến khi qua đời.

Chia sẻ:

Mô tả sản phẩm

Trong sách này, Piaget khảo sát những giai đoạn dẫn dắt đứa trẻ sử dụng phép biểu trưng trong các hoạt động trí tuệ và vui chơi, từ đó sinh ra chức năng tượng trưng. Phép biểu trưng dựa trên khả năng sử dụng cái biểu nghĩa hoàn toàn khu biệt khỏi cái được biểu nghĩa (những sự bắt chước hoãn lại, những hình ảnh tâm trí hay những ký hiệu võ đoán cũng như những sự biểu đạt bằng ngôn ngữ), cho phép hình dung lại một vật, một hành động hay một tình huống ngay cả khi những thứ đó không được tri giác hiện thời, dù trực tiếp hay gián tiếp (bằng những chỉ dấu)

Dẫn luận

Phần thứ nhất: SỰ TẠO SINH BẮT CHƯỚC

Chương I: Ba giai đoạn đầu tiên: Vắng mặt bắt chước, bắt chước lẻ tẻ và bước đầu bắt chước có hệ thống

§1. Giai đoạn một: Chuẩn bị phản xạ

§2. Giai đoạn hai: Bắt chước lẻ tẻ

§3. Giai đoạn ba: Bắt chước có hệ thống những âm thanh mà trẻ

đã phát âm, và những động tác đã được thực hiện từ trước bởi chủ thể theo cách chủ thể có thể nhìn thấy

Chương II: Các giai đoạn bốn và năm: Bắt chước những vận động không nhìn thấy trên cơ thể và những hình mẫu mới

§1. Giai đoạn bốn

I. Bắt chước những vận động đã được thực hiện bởi chủ thể, nhưng theo cách chủ thể không nhìn thấy

II. Bắt đầu bắt chước những hình mẫu âm thanh hay thị giác mới

§3. Giai đoạn năm: Bắt chước có hệ thống những hình mẫu mới, gồm cả những hình mẫu tương ứng với những vận động không nhìn thấy trên cơ thể chính mình

Chương III: Giai đoạn sáu: Bắt đầu sự bắt chước có tính biểu trưng

và sự tiến hóa của bắt chước

§1. Giai đoạn sáu: Bắt chước hoãn lại

§2. Sự tiến hóa về sau của bắt chước

§3. Những lí thuyết về bắt chước

Phần thứ hai: TRÒ CHƠI

Chương IV: Sự sinh ra trò chơi

Chương V: Phân loại các trò chơi và tiến hóa của chúng bắt đầu từ sự

xuất hiện ngôn ngữ

§1. Nghiên cứu phê phán những hệ thống thông dụng phân loại các hành vi vui chơi

§2. Thực hành, biểu tượng và quy tắc

§3. Phân loại và tiến hóa của những trò chơi thực hành đơn giản

§4. Phân loại và tiến hóa của các trò chơi tượng trưng

§5. Những trò chơi có quy tắc và sự phát triển những trò chơi trẻ con

Chương VI: Lí giải trò chơi

§1. Các tiêu chí của trò chơi

§2. Lí thuyết tiền thực hành

§3. Lí thuyết tổng ôn

§4. Lí thuyết “Động học trẻ thơ”

của F. J. J. Buytendijk

§5. Thử lí giải trò chơi bằng cấu trúc tư duy của trẻ em

Chương VII: Phép tượng trưng thứ cấp của trò chơi, giấc mơ và

phép tượng trưng “vô thức”

§1. Phép tượng trưng thứ cấp của trò chơi và giấc mơ ở trẻ em

§2. Lí giải của Freud về tư duy tượng trưng

§3. Phép tượng trưng theo Silberer, Adler, và Jung

§4. Thử lí giải biểu tượng vô thức

§5. Phép tượng trưng vô thức và các CTSK tình cảm

Phần thứ ba: BIỂU TRƯNG NHẬN THỨC

Chương VIII: Sự chuyển từ các CTSK cảm giác-vận động qua các CTSK

khái niệm

§1. Những CTSK ngôn từ đầu tiên

§2. Các “tiền khái niệm”

§3. Những suy luận đầu tiên: Suy luận tiền khái niệm (chuyển dẫn – transduction) và suy luận tượng trưng

§4. Từ trí khôn cảm giác-vận động đến biểu trưng nhận thức

Chương IX: Từ các phạm trù thực hành đến các phạm trù biểu trưng

§1. Những huyền thoại về nguồn gốc và thuyết nhân tạo

§2. Thuyết vật linh

§2 bis. Sự suy yếu của thuyết nhân tạo và thuyết vật linh

§3. Những cái tên, những giấc mơ, và tư duy

§4. Những hành vi ảo tượng luận, những phản ứng liên quan đến

không khí và sự kết hợp các quan điểm

§5. Vật thể, các phối cảnh không gian và thời gian

§6. Kết luận: Tiền khái niệm, trực giác và thao tác

Bảng thuật ngữ DÙNG TRONG SÁCH NÀY

Bộ 3 Cuốn Sách Tâm Lí Học Giáo Dục Kinh Điển Dành Cho Trẻ Em Của Nhà Tâm Lý Học – Jean Piaget

 
Với ba tập sách kinh điển: Sự hình thành biểu tượng ở trẻ, Sự xây dựng cái thực ở trẻ, Sự ra đời trí khôn ở trẻ em vậy là đã gộp thành một nghiên cứu nhất thể trọn vẹn về những khởi đầu của trí khôn, nghĩa là nghiên cứu những thể hiện khác nhau của trí khôn cảm giác-vận động và những hình thức sơ đẳng nhất của biểu trưng.
 
1. SỰ HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG Ở TRẺ EM: Piaget khảo sát những giai đoạn dẫn dắt đứa trẻ sử dụng phép biểu tượng trong các hoạt động trí tuệ và vui chơi, từ đó sinh ra chức năng tượng trưng.
 
 
2.SỰ XÂY DỰNG CÁI THỰC Ở TRẺ: Nghiên cứu trí khôn cảm giác=vận động có trước ngôn ngữ, tức là dạng trí khôn đã chuẩn bị, trên mảnh đất của hành động sơ cấu [cho ra đời] cái mà sau này sẽ trở thành những thao tác của một tư duy [bằng chuỗi] suy nghĩ.
 
 
3. SỰ RA ĐỜI TRÍ KHÔN Ở TRẺ EM: Piaget nêu rõ các giai đoạn phát triển mà bất kỳ con người nào cũng phải đi qua. Trí khôn ban đầu mang tính cảm giác-vận động (táy máy đồ vật) dần dần được «chuyển vào bên trong tâm lý» và chuyển dần thành tư duy ban đầu thì cụ thể, sau càng lúc càng trừu tượng cho tới khi hoàn toàn trừu tượng.
 

———————
VIỆN TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
Websit: https://tamlyhoc.nhanhmedia.digital/
Facebook: https://www.facebook.com/vientamlyhocnhanvan
Youtube: https://www.youtube.com/@vientamlyhocnhanvan
Email: vientamlyhocnhanvan@gmail.com
Hotline/zalo: 0365 797 485

Đánh giá

There are no reviews yet

Add a review
You must be logged in to post a review Log In

Nhận tư vấn miễn phí