Phật giáo và sức khoẻ tâm lý

168.000 

Trong tâm lý học hiện đại, Phật giáo trở thành lĩnh vực nghiên cứu ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên ngành của Tâm lý như tấm lý học lâm sàng, tâm lý học xã hội, tâm lý học tôn giáo, tâm lý học tích cực, tâm lý học văn hóa và đặc biệt là tâm lý học trị liệu.

Riêng trong tâm lý học trị liệu, sự xuất hiện của làn sống thứ ba (Third Wave) với nền tảng ứng dụng một số yếu tố có nguồn gốc tôn giáo/tâm linh mà đáng kể nhất là Phật giáo như siêu nhận thức, chánh niệm, chấp nhận, tình yêu thương đang là một xu hướng ngày càng có nhều bằng chứng khoa học về tính hiệu quả.

Khác với các tiếp cận trị liệu nhận thức hành vi truyền thống, làn sóng thứ ba ưu tiên cải thiện toàn diện sức khỏe và hạnh phúc của con người thay vì chỉ tập trung vào việc giảm nhẹ các triệu chứng về nhận thức, cảm xúc và hành vi.

Chia sẻ:

Mô tả sản phẩm

Tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng, Đặng Hoàng Ngân, tài trợ của Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Theo Quỹ Sức khoẻ Tâm thần (MHF, 2010), cứ 4 người lớn thì người Anh lại thực hành thiền và 50% sẽ quan tâm đến việc học tập để hành thiền như một phương tiện để đối phó với căng thẳng và cải thiện sức khoẻ. Hơn nữa, khoảng 75% các bác sĩ đa khoa tại Vương quốc Anh tin rằng thiền định có lợi cho những người có vấn đề về sức khoẻ tâm thần (MHF, 2010; dần theo Shonin & Van Gordon, Griffiths 2014).

Con số thấp hơn được báo cáo ở Mỹ, hơn 20 triệu người (chiếm 6,5% dân số) thực hành thiền định (Elias, 2009). Sự thực hành chánh niệm dựa trên Phật giáo, dưới dạng liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm (MBCT, Segal, Williams, & Teasdale, 2002) hiện nay được ủng hộ bởi cả Viện Y – và Chăm sóc Quốc gia (2009) và Hội Tâm thần học Hoa Kỳ (2010) để điều trị các rối loạn tâm thần. Cũng theo Shonin & Cs, (2014 trong năm 2012, gần 500 bài báo khoa học liên quan đến chánh niệm đã được xuất bản, so với chỉ 50 bài xuất bản 10 năm trước đó, năm 2002).

Hơn thế, trong 5 năm qua, các nguyên lý khác của Phật giáo như tình yêu thương, lòng từ bi, vô ngã đã được tích hợp vào một loạt các can thiệp tâm bệnh học và được phát triển một cách có chủ đích (Gilbert, 2009; Johnson và CS, 2011; Pace và CS, 2012; Shonin và cs, 2013). Tất cả những con số và xu hướng này nói lên rằng, Phật giáo thực sự đang được áp dụng mạnh mẽ trong tâm lý học nói chung và trong tâm lý trị liệu nói riêng.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách: “Phật giáo và sức khỏe tâm lý” – Tác giả: Nguyễn Thị Minh Hằng (chủ biên) và Đặng Hoàng Ngân, dưới sự tài trợ của Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.

—————————-
PHÒNG SÁCH TÂM LÝ HỌC 
www.psychology.edu.vn
Hotline/Zalo 0365 797 485

Đánh giá

There are no reviews yet

Add a review
You must be logged in to post a review Log In

Nhận tư vấn miễn phí