-15%

Dẫn Nhập Về Phân Tâm Học Lacan

Giá gốc là: 130.000 ₫.Giá hiện tại là: 110.500 ₫.

Jacques Marie Émile Lacan (1901-1981) là một trong những nhà phân tâm học quan trọng nhất lịch sử ngành phân tâm học; ông cũng là một cá tính độc đáo, ngạo nghễ và phá cách; Lacan được huyền thoại hóa ngay từ khi còn sống.

 

Chia sẻ:

Mô tả sản phẩm

Bên cạnh một Sigmund Freud cổ điển với văn phong cầu kỳ và trang nhã, một Carl Jung mang màu sắc huyền bí của đan thuật phương Đông, phân tâm học còn có một Lacan với phong cách diễn ngôn của các hiền triết cổ đại.

Đối với đông đảo độc giả, đại công trình của Lacan phức tạp đến độ bản thân một tập sách dẫn nhập mạch lạc, bao quát và dễ tiếp thụ đã là một thành công đáng kể, và bất kỳ ai vượt qua được những trở ngại về diễn ngôn phức hợp của nhà tư tưởng này, sẽ có được một sự tưởng thưởng xứng đáng.


“Ham muốn có một vị trí đặc biệt trong công trình của Lancan; không lúc này thì lúc khác, ông dường như tập trung vào vào nó tới mức loại trừ những cảm nhiễm (affect) khác.

Nhưng đối với Lancan, ham muốn là một điều kiện hơn là một cảm nhiễm; ông đã không nói rất nhiều về “những cảm nhiễm”, có lẽ bởi vì trừ khi biết chính xác điều mình đang nói, có thể rốt cuộc người ta sẽ đi nói chuyện với kẻ điếc.

Phương pháp của ông là đi nghiên cứu tường tận và cùng tận của một hiện tượng trong tính kì dị của nó: chứ không phải là nhồi nó vào một phạm trù không thể kiểm chứng được độ chính xác, có lẽ ông đã dồn hết tâm trí vào việc chiêm nghiệm cao độ bản chất và những nguồn gốc của nó, việc nó xuất hiện như thế nào (ông ưa lối diễn đạt “tự khắc sâu”) trong Chủ thể, vai trò của nó là gì trong cấu trúc Chủ thể và nó thực hiện vai trò này ra sao (tức là những cơ chế nhờ đó nó tạo ra dấu vết của mình)”
…..
Trong “Dẫn nhập về Phân tâm học Lancan”

——————————————————————————————————————————-

“Vấn đề lớn nhất mà sự cách tân của Lacan đã gây ra cho SSP là việc ông sử dụng những buổi [trị liệu] có thời lượng biến thiên của ông, được gọi là ‘những buổi trị liệu ngắn’. Trong phân tâm học cổ điển, các buổi trị liệu lâm sàng giữa bệnh nhân và nhà phân tích kéo dài suýt soát một giờ, và đây là thời lượng đã được IPA ấn định trong giai đoạn xây dựng lề luật của họ.

Theo Elizabeth Roudinesco, những buổi trị liệu của Lacan kéo dài từ mười đến bốn mươi phút, trung bình là hai mươi phút. Những buổi trị liệu ngắn này bị tổ chức phân tích coi là khó hiểu vì hơn một lý do.

Thứ nhất, những buổi trị liệu này thể hiện sự vi phạm quy tắc của IPA;

Thứ nhì, IPA lo sợ rằng sự thực hành như vậy có thể đặt nhà phân tích vào một vị thế toàn quyền;

Thứ ba, và có lẽ là điều quan trọng nhất, điều đó cho phép Lacan được đảm nhận nhiều thực tập sinh hơn nhà phân tích làm công tác đào tạo khác.

Nguy cơ là vài năm với cơ chế này, Lacan sẽ có được sự trung thành của phần đông những nhà phân tâm học mới được đào tạo ấy. Sự gắn bó của Lacan với kỹ thuật này sẽ gây cho ông những vấn đề đối với toàn thể tổ chức phân tâm học suốt quãng đời còn lại của mình, nhưng đầu thập niên 1950, những nguyên nhân gây ra căng thẳng giữa ông và các thành viên lãnh đạo khác của SPP còn bao quát và mang tính chính trị hơn nữa.”


“Phân tâm học vẫn còn chưa tiến gần tới chỗ khám phá ra giới hạn của nó. Vẫn còn bao thứ để khám phá trong thực hành và trong nhận thức… Làm sao ta có thể nói Freud đã lạc hậu khi mà ta vẫn còn chưa đủ sức để hiểu hết ông? (Lancan)
 
Và, mặc dù Lacan luôn nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại rằng, mục đích giảng dạy của ông là hướng tới đào tạo trui rèn cho các nhà Phân tâm, chứ không hướng tới những đối tượng ngoài ngành, nhưng ngày càng có nhiều người ở ngoài ngành tìm học Lacan; điều đó có nghĩa rằng, những người ngoài ngành có thể tìm học, nhưng luôn luôn nên nhớ điều Lacan nhấn mạnh và lặp đi lặp lại, để ý thức về việc tại sao ông lại luôn nhắc như thế: những gì ông dạy và viết là hướng tới dành cho các nhà Phân tâm.
Khi học Phân tâm Freud-Lacan, chúng ta cũng nên lưu ý rằng, tối kị việc sớm thỏa mãn và qui gán/nói thay cho Freud/Lacan bằng những suy diễn của bản thân hoặc nhái theo những ý sai lạc nào đó, mà những ý phổ biến nhất ta thường gặp là: Freud nói rằng mô hình cấu trúc tâm trí gồm có ba phần, mô hình R-S-I của Lacan chính là cấu trúc tâm trí… Đây là những qui gán bừa bãi, sai lạc và vô căn cử. Điều đáng lo là chính những người làm công tác giảng dạy và đào tạo tâm lý học ở Việt Nam lại dạy sai lạc như vậy, rất có hại cho người học, vì khiến người học bị phơi nhiễm những thứ xuyên tạc, sai lạc, gây cản trở khó khăn cho những chặng học về sau/ vào sâu chuyên môn hơn; và sự tai hại này càng trầm trọng hơn đối với những người ngoài ngành (ngoài lĩnh vực tâm lý học, Phân tâm học), bởi họ sẽ càng hiểu lầm nặng nề hơn về Phân tâm học.
 
Sau một buổi giảng của Lacan, Didier Anzieu – khi đó vẫn còn là học trò và analysand của Lacan, đã hỏi Lacan rằng, liệu cấu trúc nút Borromean có thể được xem như mô hình cấu trúc tâm trí được không, Lacan đã nói rõ rằng không thể nói như vậy được, vì mô hình đó (và cả những mô hình khác của Freud hay của Lacan) đều chỉ là những sơ đồ dự phóng và cố gắng mô tả những góc chiếu và trạng thái vận hành khác nhau của tâm trí thôi, không thể qui gán và chốt lại rằng đó chính là mô hình tâm trí. Cách học kiểu tóm tắt, chộp giật những ý ngắn gọn, bám theo những gạch đầu dòng hoặc những kết luận dễ hiểu kiểu giáo trình như vậy là cách học rất nguy hại, dễ dẫn người học tới chỗ hiểu lầm/xuyên tạc và phê bình lung tung vô căn cứ, vô dụng.
 
Trong thực tế, cả người trong ngành lẫn ngoài ngành, từ trước đến nay vẫn rất tự nhiên mượn sơ đồ về cấu trúc tâm trí kiểu tảng băng trôi – vốn là sự xuyên tạc/qui giản tầm thường hóa của dòng Hoa Kì về Phân tâm học – để giảng cho người học; có người thì vẫn giảng cái nó/id hay le ca là thử đồng nhất với bản năng, với tình dục theo nghĩa đen, mà không hề hiểu rằng Freud và các nhà Phân tâm chưa bao giờ dạy như vậy. Việc giảng rằng cứ mơ thấy con rắn, cá mập, que gây… thì đó là biểu lộ của dương vật, của ham muốn tình dục, cũng là một dạng xuyên tạc Phân tâm học mà ta thường bắt gặp
 
Lời người dịch, trong “Jacques Lancan”
————————————

PHÒNG SÁCH TÂM LÝ HỌC 
www.psychology.edu.vn
Hotline/Zalo 0365 797 485

Đánh giá

There are no reviews yet

Add a review
You must be logged in to post a review Log In

Nhận tư vấn miễn phí